Địa chỉ : 35/6 Kp. Chiêu Liêu, P. Tân Đông Hiệp, Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương   Email: dennyour@gmail.com  09127 66201

Nhiều ứng dụng tiềm năng đã được thảo luận tại hội nghị CABKV lần thứ 2

Trong ngành công nghiệp thông minh toàn cầu vị trí dẫn đầu ở Đức, Keen nhận thức được xu hướng phát triển của quá trình công nghiệp, đề xuất cách mạng công nghiệp thứ tư - "Công nghiệp 4,0" kế hoạch chiến lược công nghệ cao để nâng cao hơn nữa sản xuất sản xuất của nó trong các hệ thống tự động hóa công nghiệp Trạng thái. Các chuyên gia cho biết: "Công nghiệp 4.0" sẽ làm cho hiệu quả sản xuất công nghiệp tăng 30%. ranh giới ngành công nghiệp truyền thống sẽ biến mất, và sẽ sản xuất ra nhiều định dạng mới và hợp tác, sự hình thành của tự động hóa, công nghệ thông tin, tích hợp, nạc, nhà máy kỹ thuật số tích hợp.

 

Hội nghị quy tụ nhiều diễn giả hiện đang công tác tại ĐH Bách Khoa Hà Nội và các nhà nghiên cứu tại nhiều nước, những người cũng từng là cựu sinh viên của Bách Khoa. Các diễn giả ở Nhật Bản được tổ chức với hai đầu cầu gồm đầu cầu chính tại Viện công nghệ Shibaura Tokyo, và đầu cầu Nagoya. Các diễn giả ở Việt Nam quy tụ tại hai đầu cầu Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra có các đầu cầu tại Mỹ, Hàn Quốc và Canada.

cabkv122

Hội nghị được tổ chức 3 phiên. Phiên đầu tiên là phần thảo luận chung với các bài trình bày của các giáo sư tại các trường đại học. Mở đầu là các bài trình bày từ đầu cầu Tokyo của GS.TS. Goro Fujita, Viện công nghệ Shibaura Nhật Bản, trình bày về “Các công nghệ tàu điện hiện nay”. Bài trình bày đã nêu bật các công nghệ tiên tiến của Nhật Bản và thế giới trong lĩnh vực tàu điện, một lĩnh vực đang thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và xã hội ta hiện nay, và những hướng phát triển trong tương lai.

Tiếp theo là bài trình bày từ đầu cầu Hà Nội của GS. TSKH. Nguyễn Phùng Quang về “Cấu trúc của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trên thế giới và vị trí của Việt Nam hiện nay”. Bài trình bày giúp các học giả có cái nhìn toàn cảnh về các khía cạnh và hướng đi của thế giới cũng như nêu lên một số cơ hội cho Việt Nam. Thảo luận về phần trình bày này, từ đầu cầu Tokyo, PGS. TS. Nguyễn Ngọc Bình, nguyên hiệu trưởng trường Đại học Công Nghệ, ĐHQG Hà Nội, hiện đang là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Hosei Nhật Bản đưa ra nhiều câu hỏi và trao đổi, qua đó giúp các nhà nghiên cứu rõ hơn vị trí của Việt Nam và những hướng đi có thể triển khai sắp tới.

Bài trình bày của PGS.TS. Tạ Cao Minh về “Chiến lược phát triển xe điện tại Việt Nam: nhiệm vụ của chính phủ, doanh nghiệp, và các nhà nghiên cứu” nêu bật cơ hội và khó khăn cho Việt Nam trong thời đại xe điện đang bùng nổ, từ đó có những đề xuất cho nhà nước, doanh nghiệp và các trường đại học. Thảo luận về chủ đề này PGS.TS. Nguyễn Ngọc Bình cũng chia sẻ đây là cơ hội để hợp tác liên Ngành giữa các Hội khoa học tại Việt Nam hiện nay như Hội tự động hóa Việt Nam và Hội tin học Việt Nam.

Phiên thứ hai là phần thảo luận về “Điều khiển và tự động hóa hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” với các bài thuyết trình về những ý tưởng cấu trúc mạng lưới năng lượng kết hợp với internet đang phát triển hiện nay và trong tương lai. Mở đầu là bài “Giới thiệu về Mạng lưới kết nối năng lượng tương lai - Internet of Energy” do TS. Nguyễn Duy Đỉnh, Viện công nghệ Shibaura Nhật Bản trình bày